-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
2017: Năm cạnh tranh khốc liệt của ngành hàng may mặc Việt Nam
Thị trường nội địa đang được đánh giá là rất tiềm năng đối với các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Lâu nay, các doanh nghiệp may mặc chỉ chú trọng đến xuất khẩu và chưa quan tâm nhiều đến thị trường nội địa.
Trên thị trường hiện nay hàng nhập lậu, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan lại được gắn mác là hàng Việt, hàng hiệu và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Không những thế, nhiều cơ sở may gia công, doanh nghiệp trong nước chỉ đầu tư vào số lượng, chứ chưa chú ý đến chất lượng cũng như xây dựng thương hiệu nên giá thành sản xuất thấp, sản phẩm bán ra với giá rẻ hơn so với các doanh nghiệp có thương hiệu.
Hơn nữa năm 2017, các thương hiệu thời trang bình dân quốc tế xuất hiện nhiều tại thị trường Việt Nam. Trái với sự háo hức của người tiêu dùng là nỗi lo cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. Có thể nói năm vừa qua là thời điểm cuộc cạnh tranh giữa thời trang Việt với thương hiệu quốc tế khốc liệt nhất từ trước đến nay.
Việt Nam – Miền đất hứa của các thương hiệu thời trang áo sơ mi ngoại
Việt Nam được coi là thị trường kinh doanh khá hấp dẫn về lĩnh vực may mặc, thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Theo số liệu của Vibiz.vn, năm 2017, đã có 2,3 triệu chiếc áo sơ mi nam được nhập khẩu vào Việt Nam, đưa kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 462 tỷ đồng, chiếm 55,9% tổng thị phần nhập khẩu áo sơ mi các loại về lượng và 59% về trị giá.
Về mặt hàng áo sơ mi nữ, Vibiz.vn đã thống kê năm 2017, Các doanh nghiệp Việt đã nhập khẩu từ hơn 10 quốc gia trên thế giới với tổng lượng nhập khẩu là 1,8 triệu chiếc, áo sơ mi nữ đang là một trong những mặt hàng có sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất do sự đa dạng về mẫu mã, chất lượng và thương hiệu. Kim ngạch nhập khẩu áo sơ mi nữ năm 2017 đã đạt 322 tỷ đồng, chiếm 41,0% tổng kim ngạch nhập khẩu áo sơ mi các loại.
Năm 2017 áo sơ mi Việt xuất siêu đạt kỉ lục
Vibiz.vn thống kê năm 2017, Việt Nam xuất khẩu tổng 208.018.114 chiếc áo sơ mi nữ, đạt kim ngạch 26,06 tỷ đồng. Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Mỹ, với tỷ trọng về lượng đạt 25,81%, trị giá 6.473.598 triệu VND. Hàn Quốc, Hồng Kông, Anh, Nhật Bản tiếp tục là những thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam trong năm 2017 với tỷ trọng lần lượt đạt 12,27%; 6,16%; 2,92%; 2,72%.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, xuất khẩu áo sơ mi nam tại nước ta đang mở ra những hướng đi mới và đã có nhiều thành tựu đáng kể. Năm 2017, Việt Nam xuất khẩu đi 181.305.132 chiếc áo sơ mi nam, đạt kim ngạch 20,9 tỷ đồng. Trong đó, thị trường Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với mặt hàng áo sơ mi nam Việt Nam, với tỷ trọng về lượng xuất khẩu năm 2017 đạt 16,44%, trị giá 3.301.575 triệu VNĐ.
Doanh nghiệp Việt cần chinh phục thị trường nội địa
Trước khó khăn thực tại, nhiều doanh nghiệp cho rằng để có thể đáp ứng sản phẩm sản xuất nội địa với nguyên liệu nội địa thì doanh nghiệp ngành may phải chủ động tìm nguồn nguyên liệu trong nước. Đồng thời Nhà nước cũng cần có các chính sách để quy hoạch, khuyến khích hỗ trợ ngành dệt, nhuộm phát triển nguồn nguyên liệu. Bởi nếu không có nguyên liệu tốt trong nước thì không thể có hàng dệt may Việt Nam chất lượng cao để phục vụ cho người Việt Nam.
Trong bối cảnh này, ngành công nghiệp thời trang Việt Nam cần một cuộc “đại tu” toàn diện từ sản xuất, thiết kế, phân phối đến chiến lược marketing để có thể đủ sức bám trụ, tồn tại và phát triển. Nếu không, các bên liên quan tham gia vào chuỗi sản xuất của ngành may mặc sẽ chịu thiệt thòi khi chỉ tận dụng lợi ích một chiều và hoàn toàn có thể thua trên sân nhà, mất thị phần vào tay các “ông lớn” thời trang nước ngoài.
Với tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng nhái, doanh nghiệp Việt trước đây chưa thực sự tập trung vào việc làm thương hiệu. Nhưng nay, khi các nhãn hàng thời trang thế giới rầm rộ xuất hiện, doanh nghiệp Việt phải thay đổi, phải tự xây dựng thương hiệu cho riêng mình nếu muốn đủ sức cạnh tranh.
Trên phương diện nhập khẩu, các cam kết về thuế xuất nhập khẩu ưu đãi giúp các nhà sản xuất tiếp cận được với nguồn nguyên liệu đạt chất lượng cao từ các quốc gia có ngành may mặc phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản với giá thành hợp lý góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và tính cạnh tranh.
Theo congthuong.vn